Đau khớp gối là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở người già hay theo thống kê chính xác là những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều người trẻ đã xuất hiện triệu chứng này, thậm chí căn bệnh ngày càng phổ biến ở tầng lớp trẻ tuổi trong nước Việt Nam ta nói chung cũng như trên thế giới nói riêng vì nhiều lý do khác nhau. Đây là nỗi lo âu lớn, điều đáng báo động, cần có biện pháp điều chỉnh kịp thời bởi căn bệnh này tuy không nguy hiểm đến mức lấy đi sinh mạng nhưng cũng có thể khiến người bệnh nặng thì bị tàn phế suốt đời hoặc luôn trong tình trạng đau đớn, khó chịu vì bị những cơn đau từ khớp gối hành hạ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vẫn có thể khắc phục và chữa trị, hãy theo dõi bài viết này để tìm hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa, khắc phục căn bệnh đau khớp gối ở người trẻ này nhé!
Triệu chứng đau nhức khớp gối có bất thường không?
Ở những bệnh nhân mắc chứng đau nhức khớp gối, hay còn gọi là thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ cảm thấy nhức, đau âm ỉ hoặc quằn quại quanh vùng đầu gối, khó duỗi, gập, nhấc chân, không cử động mạnh, thậm chí không thể di chuyển và khi đó sẽ bị sưng nóng, tấy đỏ nơi đau nhức. Đa phần bệnh nhân lớn tuổi khi mắc hội chứng này sẽ bị đau ở đầu gối sau đó lan đến vùng đùi, cẳng chân. Khác với những điều kể trên, nhiều người trẻ tuổi lại thường không sưng viêm và ngược lại, họ cảm thấy đau nhức từ khớp gối trở xuống. Vào mỗi buổi sáng, những bệnh nhân trẻ tuổi sẽ bị cứng nơi khớp gối, khó co duỗi cử động chân điều này xuất hiện cả khi vừa thức dậy hoặc ngồi lâu. Không chỉ thế, họ còn có thể nghe thấy tiếng xương khớp kêu “lục cục” khi di chuyển.
Nguyên nhân đau khớp gối
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp gối, dưới đây là một số nguyên nhân chính mà đa phần những người trẻ tuổi mắc phải:
- Thói quen đi giày cao gót, ngồi xổm, gập gối, vắt chéo chân: Những thói quen kể trên có tác động lớn và gây nguy hại cho khớp gối, đặc biệt là hành động ngồi xổm và vắt chéo chân, bởi khi ngồi xổm, khớp gối sẽ bị chèn ép nặng nề lên bề mặt sụn , làm mòn, dập, thậm chí thoái hóa sớm đối với sụn khớp, sụn bánh chè. Tuy có những thói quen do đặc thù công việc, hoặc vì hoàn cảnh ép buộc như làm nghề giáo viên thì phải đứng rất lâu, làm quảng cáo, người mẫu, catwalk bắt buộc đi giày cao gót,…nhưng vẫn nên cố gắng hạn chế và khắc phục bởi những thói quen xấu này khiến khớp gối và dây chằng tổn thương nghiêm trọng, có nguy cơ cao bị thoái hóa sớm.
- Đau nhức gối do chấn thương: Những người gặp tình trạng này đa phần là vận động viên thể thao hoặc những cá nhân chơi thể thao mà không có đủ kỹ thuật, dẫn đến tập sai động tác, sai cách, do đó làm tổn thương vùng khớp. Cùng với đó, do tâm lý chủ quan, xem thường vết thương “trong”, chỉ một vết thương nhỏ cũng có thể khiến cơ thể ta tổn hại, người bệnh không phát hiện được bệnh sớm và bỏ qua cơ hội chữa trị kịp thời cho đến khi triệu chứng ngày càng trầm trọng.
- Viêm vùng khớp gối: Người bệnh bị viêm những khu trong khớp gối, đặc biệt là 3 vùng sau:
- Viêm bao hoạt dịch: Xuất hiện triệu chứng đau nhức và cứng khớp gối do các sợi xơ mềm (bao hoạt dịch) bên trong bao khớp bị mất chức năng tiết ra dịch trơn, từ đó, quá trình nuôi dưỡng sụn bị chậm hay ngừng lại làm sụn khớp không phát triển.
- Viêm gân bánh chè: Làm cho khớp gối bị đau nhức khi phần dây chằng nối xương ống chè đến xương ống quyển bị ảnh hưởng bởi gân bánh chè đã bị viêm.
- Viêm khớp gối: Khi khớp gối bị đau tức và sưng đỏ.
- Tổn thương tại khớp gối: Nếu khớp gối bị thương, những thành phần trong nó sẽ bị tổn hại dẫn đến đau nhức khớp gối:
- Vỡ sụn hoặc xương: Khi các tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng trực tiếp đến đầu gối, dẫn đến sụn hoặc xương vỡ ra, dẫn đến khớp gối đau nhức khi cử động bởi những mảnh xương, sụn bị vỡ tạo thành di vật khớp, làm kẹt khớp gối.
- Xương bánh chè bị trật: đau nhức khớp gối, khó khăn khi hoạt động do xương bánh chè đã bị trật khỏi vị trí.
- Bệnh nhân mắc bệnh gout: Axit uric tạo thành các khối đọng lại trong các khớp xương, dẫn đến dây thần kinh bị chèn khiến khớp sưng đau. Đây là trường hợp phổ biến ở những người mắc bệnh gout.
- Thừa cân, béo phì: Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực chất, những người bị thừa cân rất dễ dẫn đến tình trạng đau khớp gối. Bởi vì khi cân nặng đạt mức độ cao quá mức, đầu gối sẽ phải chịu sức nặng đáng kể, khi ta chạy, cứ 1kg mỡ thừa sẽ khiến khớp gối chịu 5 lần sức nặng.
- Trục chân bẩm sinh không thẳng: Nếu bạn đang sở hữu đôi chân vòng kiềng hoặc đôi chân mà khi đứng thẳng, hay đầu gối luôn chụm vào nhau thì hãy thật cẩn thận và nên học cách khắc phục bởi rất có thể khớp gối cả bạn sẽ bị ăn mòn do đầu gối chịu lực không đều.
- Thiếu chất: Cơ thể được tạo thành và nuôi dưỡng nhờ các chất dinh dưỡng nạp vào mỗi ngày, mỗi thành phần dinh dưỡng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau ở những bộ phận khác nhau. Với khớp gối, thiếu vitamin C, vitamin D, canxi hoặc omega – 3 gây nguy hại nghiêm trọng đến sự phát triển và quá trình hình thành của cơ quan nơi khớp gối.
Chữa trị đau khớp gối ở người trẻ tuổi mà không dùng thuốc và phẫu thuật
Bạn đang ở trong độ tuổi “đi đây đi đó”, “chạy nhảy khắp nơi” mà lại gặp khó khăn, áp lực bởi hội chứng đau nhức khớp gối? Bạn đã sử dụng rất nhiều loại thuốc, đi khám nhiều nơi nhưng vẫn bị căn bệnh hành hạ? Đừng lo lắng, có rất nhiều cách đơn giản để phục hồi xương khớp và khắc phục tình trạng đau khớp gối ở độ tuổi vàng. Dưới đây là những lời khuyên và hướng dẫn dễ dàng thực hiện lại vô cùng hiệu quả:
- Xoa bóp để giữ ấm đầu gối vào mùa lạnh hoặc mùa mưa.
- Luyện tập thể dục: làm liên tục động tác duỗi – hạ cẳng chân một cách nhẹ nhàng trước hoặc sau khi đi ngủ, thực hiện 20 – 30 lần.
- Khởi động nhẹ bằng cách xoay gối ít nhất 1 phút, đồng thời giãn cơ, dây chằng trước khi tập thể dục, tránh trường hợp cơ bị kích thích do đột ngột hoạt động.
- Khắc phục và hạn chế những thói quen không tốt cho đầu gối như ngồi xổm, đứng quá nhiều,…
- Tăng cường tập luyện những bộ môn thể thao an toàn, tốt cho khớp gối như đạp xe, bơi lội, yoga,…
Ngoài ra, còn có thể sử dụng một số thủ thuật mang tính chuyên ngành như áp dụng vật lý trị liệu (sử dụng tia laser, sử dụng thủ thuật thần kinh cột sống, chỉnh hình bàn chân để chỉnh lại hệ sinh cơ học,…) hoặc nếu muốn điều chỉnh cấu trúc đầu gối, bạn có thể luyện tập các bài tập thể dục chỉnh hình theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Tuy nhiên, nên áp dụng các cách này tùy vào từng người và từng trường hợp tránh quá gượng ép dẫn đến bệnh ngày càng diễn biến xấu hơn.
Cách phòng ngừa viêm khớp gối ở người trẻ tuổi
Như đã nêu trên, triệu chứng viêm khớp gối đang có xu hướng tăng mạnh và bắt gặp ngày càng nhiều ở những người trẻ tuổi. Nguyên nhân đa số do chủ quan, không quan tâm nhiều đến sức khỏe của bản thân, đến lúc phát hiện thì căn bệnh đã trở nên nguy hiểm và chuyển biến xấu hơn. Vậy nên, mỗi chúng ta hãy phòng ngừa triệu chứng này ngay từ bây giờ bằng những biện pháp dưới đây:
– Quan tâm chế độ dinh dưỡng hằng ngày: Việc cải thiện thực đơn mỗi ngày ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe cũng như nguy cơ đau khớp gối. Nếu thực đơn khoa học, nguồn thực phẩm lành mạnh, khả năng gặp hội chứng này sẽ giảm xuống đáng kể, nhưng ngược lại, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, không lành mạnh không chỉ làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này, mà còn nhiều loại bệnh khác nữa.
– Bạn nên nạp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể và đặc biệt là khớp gối như:
- Vitamin C: Các loại quả dứa, cam, chanh, đu đủ,…chứa rất nhiều vitamin C có tác dụng kháng viêm hiệu quả.
- Glucosamin và Chondroitin: Trong nước hầm xương ống, sụn sườn bò, bê,…. có nhiều glucosamin, chondroitin tốt cho các bộ phận xung quanh khớp.
- Quercetin: Chất quercetin kháng viêm mạnh mẽ có khá nhiều trong hành tây, khi ăn vào, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu bởi cơn đau nhức đã bị ức chế.
- Ngoài ra, bổ sung nguồn omega – 3 ở cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích,… để tăng cường dưỡng chất và sức đề kháng.
Bên cạnh đó, không nên sử dụng những loại thực phẩm sau để tránh triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn:
- Uống bia, rượu: Là thức uống quen thuộc không thể thiếu những bữa “nhậu”, tụ họp, tiệc tùng. Tuy nhiên, đó lại là điều “cấm kỵ” tuyệt đối với bệnh nhân viêm khớp. Khi uống quá nhiều rượu bia, vùng khớp gối bị tổn thương sẽ sưng đỏ, căng cứng hơn, thậm chí đau nhức ê ẩm. Vậy nên, hãy tránh xa chúng.
- Thức ăn nhiều dầu mỡ: Đồ ăn đã qua chiên rán, các loại đồ ăn nhanh đặc biệt không tốt cho sức khỏe con người nói chung và những người mắc hội chứng đau khớp gối nói riêng. Hãy hạn chế tối đa những loại thực phẩm này dù chúng rất ngon mắt và khó có thể cưỡng lại được.
- Đồ ăn chứa nhiều đường, bơ, sữa: Các loại kẹo, bánh ngọt chứa đến hơn 80% lượng đường luôn gây nguy hại cực kỳ đến tình trạng sức khỏe, làm ức chế quá trình hoạt động của khớp, gây viêm, sưng khớp gối.
- Đồng thời, nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, tránh các loại thức ăn thiếu lành mạnh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Mang giày, dép vừa chân: Nếu đi đôi giày đúng kích thước chân, cấu trúc giữa cẳng chân và khớp gối sẽ được cân bằng, đồng thời ngăn ngừa hiệu quả chấn thương vùng đầu gối.
– Khởi động trước khi tập thể dục: Trước khi vận động, bạn hãy làm một số động tác cơ bản để làm nóng cơ thể, giãn cơ nhằm giảm bớt áp lực lên đầu gối và dây chằng. Lưu ý không cong khớp gối quá 90 độ hoặc xoay quá mức.
– Duy trì ổn định mức cân nặng phù hợp với chiều cao tránh thừa cân, dẫn đến khớp gối phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể.
Với những thông tin bổ ích cùng nhiều lưu ý, phương pháp điều trị căn bệnh viêm khớp gối ở người trẻ tuổi một cách đơn giản, hợp lý ở trên liệu đã giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng này cũng nhưng phần nào giảm nỗi lo âu, phiền muộn chưa nhỉ? Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào thì hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ kiểm tra ngay để đảm bảo sức khỏe nhé.
Copy ghi nguồn: https://haagendazs.com.vn/
Xem thêm: [Chia sẻ] Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay tập yoga không?
Trả lời