Bệnh thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là một căn bệnh về xương khớp ở độ tuổi trung niên diễn ra theo quá trình lão hóa của cơ thể. Khi bước vào giai đoạn lão hóa cơ thể xuất hiện nhiều biến đổi về xương khớp, sụn khớp và đĩa đệm. Đây là 1 căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho biết có tới 33% bệnh nhân xương khớp nói chung là do mắc bệnh thoái hóa cột sống. Với 2 bệnh lý chủ yếu là thoái hóa cột sống cổ và cột sống thắt lưng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ
Tùy vào vị trí bị thoái hóa mà sẽ có các biểu hiện bệnh khác nhau
Thoái hóa đốt sống cổ: ở giai đoạn đầu bệnh không gây ra nhiều triệu chứng khó chịu nên khó phát hiện theo thời gian bệnh tiến triển nặng hơn và gây ra một số biểu hiện sau:
- Vào mùa lạnh hay sau khi thức dậy người bệnh có cảm giác đau nhức cổ, cột sống cổ kém linh hoạt, cứng cổ, khó khăn khi xoay cổ. Các cơn đau xuất hiện đột ngột rồi sau đó lan rộng ra vùng vai và cánh tay. Cơn đau kéo dài trong vài tiếng hoặc thậm chí là vài ngày.
- Lâu ngày gây ra tình trạng vẹo cổ và vùng bị đau rộng ra.
- Tê tay, liệt bả vai….
- Đốt sống cổ C1-C2 bị thoái hóa gây ra các triệu chứng như nấc cục, đau đầu, hay ngáp, chóng mặt.
- Cảm giác có luồng điện chạy từ cổ xuống xương sống và lan ra 2 cánh tay, xuống đến ngón chân nhất là khi cúi về phía trước thì các biểu hiện trên càng rõ rệt.
Thoái hóa cột sống thắt lưng: là một căn bệnh mãn tính do thoái hóa khớp và đĩa đệm. Tùy từng người mà có thể có các triệu chứng biểu hiện hoặc không và bệnh thường có một số dấu hiệu sau:
- Khớp kém linh hoạt, ngồi lâu mà không vận động có thể bị đau thắt lưng lâu dài rồi sau đó đau lan ra vùng hông và chân.
- Hạn chế vận động, khó khăn khi cúi ngẩng, vặn người và hạn chế nâng đỡ, mang vác đồ vật.
- Tay chân yếu hơn, đi lại khó khăn.
- Đau cơ bắp.
- Đau đầu, dễ ngã.
- Không kiểm soát được sự hoạt động của ruột và bàng quan.
Thoái hóa cột sống ngực: Có tỉ lệ người mắc thấp hơn thoái hóa cột sống cổ và cột sống thắt lưng và khi mắc thì người bệnh có một số triệu chứng thường gặp sau:
- Đau tức ngực và vùng lưng giữa, khó thở.
- Xuất hiện các triệu chứng đau ở vùng mạn sườn và dây thần kinh liên sườn.
- Đi vệ sinh không theo kiểm soát, rối loạn chức năng ruột
Nguyên nhân khiến thoái hóa cột sống
Nguyên nhân nguyên phát:
- Tuổi tác
- Lão hóa là một quá trình tự nhiên của cơ thể mà không ai có thể tránh khỏi
- Quá trình lão hóa đã kéo theo rất nhiều thay đổi của cơ thể, nó không những thay đổi các hoạt động sinh lý về giới tính của con người mà cả thể trạng cơ thể, cấu trúc cột sống về đĩa đệm, dây chằng, mô sụn, bao xơ đĩa đệm cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
- Các yếu tố thúc đẩy quá trình lão hóa:
- Lối sống sinh hoạt không lành mạnh
- Lười vận động
- Chế độ ăn uống nghỉ ngơi thiếu khoa học
- Tính chất và cường độ công việc
Có người bị thoái hóa cột sống ngay từ khi còn trẻ tuy nhiên rất nhiều người dù tuổi tác đã cao nhưng cột sống vẫn không bị thoái hóa.
Nguyên nhân thứ phát:
- Do tai nạn để lại các chấn thương cho cột sống và gây ra các tổn thương cho đĩa đệm và sụn khớp. Tình trạng này kéo dài khiến cột sống suy yếu làm giảm khả năng chịu lực và dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống.
- Do thiếu thốn, ăn uống thiếu chất hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn những thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
- Cường độ lao động nặng, làm việc quá sức sớm.
Ngồi nhiều, ngồi không đúng tư thế.
- Lười vận động hoặc do luyện tập thể dục, vận động quá sức, chơi thể thao mà không đúng phương pháp cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cột sống.
- Bưng bê, vác, đẩy hay kéo đồ nặng thường xuyên nhưng không đúng tư thế.
- Tình trạng thừa cân béo phì cũng gây áp lực không nhỏ cho cột sống.
- Uống rượu bia, hút thuốc thường xuyên.
Các biến chứng của thoái hóa cột sống
Gai cột sống:
- là tình trạng đốt sống, đĩa sụn, dây chằng của xương sống bị hình thành thêm các xương. Gai cột sống có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên xương sống và phổ biến nhất là gai cột sống ở cổ hoặc thắt lưng.
- Triệu chứng: xảy ra tình trạng đau buốt cổ và thắt lưng sau đó lan sang chân tay gây tê bì, đau buốt chân tay, tụt huyết áp do dây thần kinh bị chèn ép,…
- Điều trị gai cột sống là để giảm các triệu chứng đau đơn và kìm hãm sự phát triển của gai chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh gai cột sống.
Đau dây thần kinh tọa:
- Vì đây là dây thần kinh lớn nhất cơ thể nên các cơn đau dây thần kinh tọa tương đối nặng. Các cơn đau có mức độ khác nhau và lan từ cột sống thắt lưng ra chân, mông, đau hơn khi ho hay ngồi lâu.
- Nếu bệnh đau dây thần kinh tọa ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu bị đau dữ dội hoặc cơn đau kéo dài hơn một tuần thì bạn nên đến bệnh viện để khám và được điều trị tốt nhất.
Gù, cong vẹo cột sống:
- Để thích nghi với các cơn đau các bệnh nhân phải thay đổi tư thế ngồi lâu ngày làm thay đổi cấu trúc cột sống dẫn đến tình trạng vẹo cột sống, gù lưng.
- Gù, vẹo cột sống do thoái hóa có các triệu chứng sau: đau lưng, cứng khớp… ngoài ra vẹo cột sống còn có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim phổi.
Ngoài ra thoái hóa cột sống còn gây ra một số biến chứng như:
- Tê bì, bại liệt cánh tay
- Đau tim, rối loạn nhịp tim
- Đau đầu, chóng mặt
- Không kiểm soát được hoạt động đại tiểu tiện.
Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống
Điều trị nội khoa
các loại thuốc thường được sử dụng là:
- Thuốc giảm đau: không nên lạm dụng vì sử dụng thường xuyên có thể gây hại cho gan, thận hay dạ dày.
- Thuốc chống viêm
- Thuốc bôi ngoài da chống thoái hóa cột sống và giảm đau.
- Thuốc giãn cơ: để hạn chế co cứng cột sống
- Thuốc tiêm màng cứng: chữa trị đau dây thần kinh tọa
- Thuốc chống trầm cảm:
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
Là phương pháp điều trị không sử dụng thuốc, điều trị kết hợp song song với các phương pháp khác. Một số phương pháp vật lý trị liệu điển hình là:
- Sử dụng một phương pháp châm cứu hiện đại là cấy chỉ. Ưu điểm của biện pháp này là chi phí tương đối phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam mà hiệu quả kéo dài, tác dụng lâu hơn.
- Phương pháp diện chẩn: có tác dụng ổn định não bộ, tủy sống để kích thích quá trình sản xuất các chất giảm đau tự nhiên và giúp cơ thể đề kháng tốt hơn.
- Sóng cao tần: có tác dụng giảm đau buốt.
- Chườm nóng, ngâm suối nước khoáng, hồng ngoại (được gọi chung là nhiệt trị liệu)
- Châm cứu, xoa bóp, xông hơi, mát – xa, kéo giãn cột sống…..
Phương pháp phẫu thuật
Đối với bệnh nhân mắc hội chứng đuôi ngựa, trượt đốt sống số 3-4, hẹp ống sống nặng, hoặc tình trạng đau kéo dài thường được chỉ định phẫu thuật.
- Cần chụp X-quang, cộng hưởng từ trước khi phẫu thuật, và chỉ nên áp dụng phương pháp phẫu thuật khi bệnh đã tiến triển rất nặng và đã áp dụng các biện pháp khác nhưng không còn tác dụng.
- Phẫu thuật chỉ giúp phục hồi chức năng chứ không thể chữa khỏi hoàn tình trạng toàn thóa hóa.
- Giúp làm giảm các biến chứng gây chèn ép thần kinh, đưa đốt sống trở về vị trí gần với trạng thái ban đầu nhất.
Bài tập thoái hóa cột sống
- Để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất bệnh nhân cần kết hợp với các phương pháp khác. Tập luyện các bài tập thoái hóa cột sống không những giúp ích trong việc điều trị mà còn có thể phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống.
- Các bài tập đơn giản tại nhà và dễ thực hiện với các động tác như: kéo giãn cột sống, giãn cơ lưng, cơ bụng hoặc di động cột sống. Ngoài ra yoga cũng có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người đặc biệt là với bệnh nhân thoái hóa cột sống.
- Nên kiên trì thực hiện hàng ngày, tốt nhất là mỗi ngày tập từ 1-2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi động tác nên tập vài lần để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Bên cạnh đó người bị thoái hóa cột sống nên đi bộ để tăng độ dẻo dai cho cơ thể, tăng độ linh hoạt của các khớp xương, thoải mái tinh thần giảm lo âu và trầm cảm.
- Lưu ý: bệnh nhân thoái hóa cột sống cần lựa chọn những tư thế phù hợp cũng như thời gian và cường độ luyện tập vừa phải, tuyệt đối không gắng sức gây áp lực cho cột sống khiến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
Phương pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống
Lão hóa là một quá trình không thể tránh khỏi do đó các phương pháp sau chỉ giúp làm chậm quá trình lão hóa. Các biện pháp phòng ngừa chủ yếu là loại bỏ thói quen sống không lành mạnh như:
- Hạn chế mang vác nặng và lao động nặng nhọc quá sớm.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên nhưng phải đúng phương pháp, đúng tư thế, đúng cường độ.
- Tập ngồi đúng tư thế, với những người làm việc văn phòng hay những người ngồi nhiều thỉnh thoảng nên đứng lên đi lại vận động.
- Ăn uống khoa học, chế độ sinh hoạt lành mạch, ăn đủ chất, bổ sung vitamin cho cơ thể nhất là vitamin nhóm D, omega, vitamin E.
- Không nên nằm gối cao, nằm sấp, nên thay đổi tư thế ngủ thường xuyên.
Thoái hóa cột sống có thể chữa khỏi không
Bệnh thoái hóa cột sống không thể chữa trị khỏi hoàn toàn mà chỉ điều trị để phục hồi chức năng, ngăn ngừa biến chứng, giảm các triệu chứng khó chịu. Bệnh thoái hóa cột sống nếu không được điều trị sớm sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến bệnh nhân đau đớn khó chịu, hạn chế các hoạt động thường ngày gây ra rất nhiều phiền toái. Do đó khi thấy các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Copy ghi nguồn: https://haagendazs.com.vn/
Xem thêm:
Đau khớp gối ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa
Trả lời