Trung tâm tư vấn xương khớp HAAGENDAZS

Review – Đánh giá các loại thuốc chữa đau nhức xương khớp tốt nhất hiện nay

Thuốc chữa đau nhức xương khớp

Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay. Do đó bất cứ ai cũng cần có kiến thức tốt để nhận biết và phòng tránh căn bệnh này. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Xét về mặt giải phẫu, đĩa đệm là một phần xen giữa những đốt sống. Đĩa đệm có cấu tạo gồm hai phần chính là lớp vỏ bao bọc xung quanh và nhân nhầy ở giữa. Chức năng của đĩa đệm là giảm áp lực do cột sống đè lên cơ thể nhờ đó tạo ra tình chất mềm dẻo cho cột sống.

Bình thường, đĩa đệm nằm giữa các cột sống nhưng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị chệch khỏi vị trí ban đầu, xuyên qua các dây chằng và gây chèn ép vào những rễ thần kinh sẽ hình thành bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Bệnh gây ra cảm giác đau nhức và tê bì. Hiện tượng này thường là kết quả của quá trình thoái hóa, rách, nứt đĩa đệm hoặc do sang chấn trên bất kỳ khu vực nào của cột sống. Hướng lan điểm đau phổ biến do thoát vị đĩa đệm ở cột sống là tình trạng đau lan tỏa từ vị trí thắt lưng đến chi dưới (chân).

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm

  • Do vận động, làm việc, lao động quá sức gây tổn thương cột sống.
  • Hoạt động sai tư thế cũng là nguyên nhân gây tổn thương đĩa đệm và cột sống.
  • Do tuổi tác: hấu hết các bệnh nhân gặp phải nguyên nhân này. Đĩa đệm và cột sống bị mất nước trong quá trình lão hóa diễn ra, gây ra tình trạng xơ cứng, thoái hóa và dễ thương tổn.
  • Do tác động dẫn đến chấn thương ở vùng lưng.
  • Do những bệnh mắc phải hoặc bệnh bẩm sinh như thoái hóa cột sống, gù vẹo,..
  • Do các yếu tố di truyền.

Bên cạnh đó, bệnh lý thoát vị đĩa đệm có một số yếu tố nguy cơ như:

  • Tính chất nghề nghiệp: những đối tượng mang vác nặng, lao động chân tay, sai tư thể đều đối mặt với nguy cơ cao dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
  • Cân nặng cơ thể: khi cân nặng cơ thể càng lớn thì những đĩa đệm cột sống càng chịu nhiều gánh nặng, đặc biệt là vị trí thắt lưng.

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Đau nhức chân hoặc tay: người bệnh thường có các cơ đau dữ dội và đột ngột ở những vị trí như vai gáy, thắt lưng, chân tay, vùng cổ. Sau đó hướng lan theo đến cùng chân tay và vai gáy. Tính chất đau của bệnh lý thường diễn biến bất thường. Đôi khi đau dữ dội và đau hơn nếu đi lại, vận động hoặc giảm đi nếu được nghỉ ngơi một chỗ. Cơn đau cũng có thể âm ỉ kéo dài trong vài ngày hay vài tuần, thậm chí là vài tháng.

Tê bì chân tay: các rễ thần kinh bị chèn ép nếu nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra ngoài, gây tê bì vùng thắt lưng, đau nhức vùng cổ. Sau đó cơn đau dần lan xuống các vị trí khác như đùi, mông, gót chân và bẹn chân. Lúc này, bệnh nhân thường cảm thấy như bị kiến bò trong cơ thể, hay bị rối loạn về cảm giác,..

Bại liệt, yếu cơ: triệu chứng này thường được phát hiện sau một thời gian dài mắc bệnh, chỉ xuất hiện ở giai đoạn bệnh nặng. Trong giai đoạn này, bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn vận động, đi lại và dần dần hình thành bệnh lý teo cơ, teo hai chi, liệt chân và buộc phải sử dụng xe lăn.

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Tuy nhiên, có một số trường hợp người bệnh không có có biểu hiện triệu chứng của bệnh  lý thoát vị đĩa đệm.

Nếu có các biểu hiện sau xuất hiện, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện để tham khảo ý kiến của bác sĩ:

  • Tê bì, đau và yếu cơ ngày càng biểu hiện nặng hơn và gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt thường ngày.
  • Gặp tình trạng bí tiểu hoặc són tiểu.
  • Gặp các hiện tượng mất cảm giác ở những vùng được gọi là yên ngựa trên cơ thể như phía sau chân, bắp đùi trong và vùng quanh hậu môn.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh nhân đối mặt với nguy cơ cao bị bại liệt cả người hoặc liệt nửa người khi nhân nhầy của địa đệm lan vào bên trong ống ống gây ra sự chèn ép đến rễ thần kinh, từ đó khoang ống sống bị hẹp lại so với bình thường.
  • Hội chứng đuôi ngựa: việc đi đại tiện có thể bị mất kiểm soát nếu bị chèn ép rễ thần kinh tại vùng thắt lưng.
  • Nếu lâu ngày không vận động sẽ có nguy cơ cao bị teo cơ, suy yếu, hai chi dưới teo nhanh chóng, chân tay nhỏ hơn,..gây ra giảm sút vận động và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình di chuyển của người bệnh.
  • Cơ vòng bị rối loạn: cơ vòng đường tiểu bị ảnh hưởng nếu rễ thần kinh bị thương tổn. Bệnh nhân có thể bị bí tiểu, đái dầm dề hoặc nước tiểu bị chảy rỉ ra ngoài một cách thụ động không được kiểm soát.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh lý thoát vị đĩa đệm

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như người thừa cân, béo phì, người lao động chân tay, sai tư thế, mang vác nặng và người có tiền sử gia đình mắc bệnh lý thoát vị đĩa đệm.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh lý thoát vị đĩa đệm

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh lý thoát vị đĩa đệm

Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

Thường xuyên luyện tập thể dục: bạn nên luyện tập các bài tập thể thao vừa sức để tăng mức độ dẻo dai cho các nhóm cơ cạnh cột sống. Tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ thương tổn đĩa đệm và giúp ổn định cột sống.

Không vận động quá sức, mang vác nặng và không hoạt động sai tư thế.

Tránh tình trạng tăng áp lực lên cột sống bằng cách duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) phù hợp với chiều cao của bản thân.

Những biện pháp chẩn đoán bệnh lý thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra khả năng căng cứng ở vùng lưng trong quá trình thăm khám lâm sàng. Để kiểm tra, bác sĩ thăm khám sẽ yêu cầu người bệnh nằm xuống và đưa chân theo nhiều chiều hướng, tư thế khác nhau để có thể xác định nguyên nhân gây ra cơn đau của người bệnh. Để có thể kiểm tra khả năng đi lại, mức độ thả lỏng, khả năng cảm nhận kích thích, trương lực cơ thì bác sĩ sẽ chỉ định các test về thần kinh. Trong hầu hết các trường hợp bệnh, bác sĩ chỉ cần khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng cũng đủ để đưa ra kết luận. Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số xét nghiệm nếu cần xác định chính xác vị trí thương tổn hoặc nghi ngờ có nguyên nhân khác gây ra bệnh:

  • Test thần kinh: để xác định các cấp độ lan truyền xung thần kinh theo những mô thần kinh có thể sử dụng phương pháp đo điện cơ. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ xác định vị trí dây thần kinh bị tổn hại.
  • Chẩn đoán hình ảnh: bao gồm chụp CT, chụp Xquang, chụp cản quang, chụp MRI. Kết quả của những phương pháp này đều có hình ảnh mang giá trị chẩn đoán khác nhau nhằm phục vụ đưa đến kết luận chính xác tình trạng của người bệnh.

    Những biện pháp chẩn đoán bệnh lý thoát vị đĩa đệm

    Những biện pháp chẩn đoán bệnh lý thoát vị đĩa đệm

Những biện pháp điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm

Điều trị thoát vị đĩa đệm chủ yếu hạn chế các tư thế gây ra đau nhức cho người bệnh và giúp người bệnh tuân thủ kế hoạch dùng thuốc và luyện tập để hỗ trợ giảm triệu chứng trong một thời gian ngắn. Những nhóm thuốc có thể được chỉ định như thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau hoặc corticoid đường tiêm. Bác sĩ có thể cân nhắc điều trị bằng vật lý trị liệu nếu những biện pháp trên không hạn chế triệu chứng trong vài tuần.

Có rất ít trường hợp người bệnh thoát vị đĩa đệm phải phẫu thuật. Nếu điều trị bảo tồn không phát huy tác dụng sau 6 tuần điều trị thì bác sĩ sẽ cân nhắc biện pháp phẫu thuật. Đặc biệt là đối với người bệnh có các biểu hiện như khó đứng, yếu cơ, mất kiểm soát cơ vòng.

Một số phương pháp có thể kết hợp với thuốc nhằm giảm biểu hiện đau:

  • Châm cứu.
  • Yoga.
  • Mát xa.
  • Biện pháp kéo nắn xương khớp.
Những biện pháp điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm

Những biện pháp điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm

Copy ghi nguồn: https://haagendazs.com.vn/

Xem thêm:

Thoái hóa cột sống: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Đau khớp gối ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa

Trả lời